Trả lời:
Liên quan đến tình trạng thiếu vắc xin Moderna, dẫn đến nhiều người bị gián đoạn tiêm mũi nhắc lại, ngày 8/9 Bộ Y tế đã đồng ý tiêm trộn vắc xin của Moderna và Pfizer, trong tình huống bất khả kháng.
Theo đó, những người đã tiêm mũi một vắc xin Moderna khi đến lịch tiêm nhắc, nếu không có vắc xin cùng loại để tiêm nốt mũi 2, thì họ có thể được tiêm vắc xin Pfizer.
Tuy nhiên, việc tiêm trộn này chỉ trong tình huống bất khả kháng, khi không có vắc xin cùng loại.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, không đăng kí tiêm mũi 2 vắc xin AstraZeneca. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mũi 2 tại cơ sở tiêm chủng đang thiếu, bạn sẽ được tiêm thay thế bằng vắc xin Pfizer.
Trước đó, liên quan đến tiêm trộn vắc xin Covid-19, Bộ Y tế cũng đồng ý để người tiêm mũi một AstraZeneca, mũi 2 tại thời điểm tiêm không có vắc xin cùng loại có thể tiêm vắc xin Pfizer.
Trong cuộc họp ngày 8/9, Bộ Y tế cũng bổ sung mũi 2 có thể tiêm sau mũi một của AstraZeneca là vắc xin Moderna.
Như vậy, người tiêm mũi một AstraZeneca đến lịch tiêm mũi 2, lý tưởng nhất vẫn là vắc xin cùng loại, hoặc có thể thay thế bằng Pfizer hoặc Moderna khi hết vắc xin.
Theo Bộ Y tế, thời gian vừa qua, do tình hình khan hiếm vắc xin nói chung nên nhiều quốc gia đã nghiên cứu và sử dụng các liệu trình tiêm kết hợp 2 loại vắc xin cùng công nghệ hoặc khác công nghệ sản xuất, căn cứ theo loại vắc xin sẵn có tại từng thời điểm. Chẳng hạn như tiêm vắc xin véc tơ virus với vắc xin mRNA, hoặc tiêm 2 loại vắc xin mRNA của các nhà sản xuất khác nhau...
Xuất phát từ tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng vắc xin nhằm mục đích tăng độ bao phủ, tiêm sớm và đúng lịch để phòng chống dịch, Hội đồng tư vấn chuyên môn về sử dụng vắc xin của Bộ Y tế khuyến cáo trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vắc xin Covid-19 mũi một đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vắc xin khác để tiêm mũi 2 như hướng dẫn.
Các vắc xin còn lại vẫn thực hiện tiêm cùng loại, cụ thể người đã tiêm vắc xin của Sinopharm, Sputnik V vẫn thực hiện tiêm cùng loại.